Tỉnh Jeju nằm trong eo biển Triều Tiên phía tây-nam Jeollanam-do. Thủ phủ là thành phố Jeju Là một tỉnh tự trị duy nhất của Hàn Quốc
Đảo có diện tích 1.845 km². Jeju hình thành do núi lửa cách đây khoảng 2 triệu năm. Ngọn núi lửa Hallasan trên đảo cao 1.950 m cũng là đỉnh núi cao nhất Nam Hàn.
Do vị trí địa lý, khí hậu đảo Jeju thuộc loại bán nhiệt đới với đủ bốn mùa nhưng nóng hơn vùng đất liền Hàn Quốc. Mùa hè mưa nhiều; mùa đông trên đảo tương đối khô.
Chiều tà trên đảo Jeju.
Đảo Jeju còn được gọi với tên “đảo 3 có và 3 không”. 3 “có” rất nhiều trên đảo gồm: gió, đá, và các cô gái. 3 “không” gồm: không trộm cắp, không ăn xin và không khóa cửa. Đây là một điểm rất thú vị thu hút khách du lịch tới du lich Han Quoc nói chung và đảo Jeju nói riêng.
Gió trên đảo Jeju.
Hiện nay, gió đã trở thàng nguồn cung cấp năng lượng cho người dân trên đảo Jeju.
Vì có địa hình đặc biệt, và có địa hình khá cao nên đảo Jeju hàng năm đón lượng gió rất lớn. Tác động của gió được thể hiện rất rõ rệt trong cuộc sống của người dân nơi đây. Tên gió ở đây cũng rất đặc biệt và đa dạng như gió tây (Hanuibaram), gió tây bắc (Nophanuibaram), gió đông bắc (Nopsaebaram), gió đông (setbaram), gió nam (maparam), gió đông nam (dongmaparam), Galbaram, Seotbaram, seothanuibaram, yangtosaebaram, yangbaram… Người dân Jeju đã tìm mọi cách để chống lại gió như làm nhà chống gió, xây tường bao,.... Ngày nay, người ta còn dùng gió để tạo ra điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân trên đảo.
Đá trên đảo Jeju.
Jeju là hòn đảo được hình thành do nham thạch của núi lửa, chính núi Halla cũng là một ngon núi lửa đã ngừng hoạt động từ rất lâu. Đá ở đây có mặt trong đời sống của người dân, là đặc trưng của hòn đảo này.
Những ngôi nhà và tường rào làm bằng đá trên đảo Jeju
Đá đảo Jeju có màu đen, xốp, nhiều lỗ, nhẹ và hút nước. Đá có mặt ở khắp mọi nơi, đá được mang ra xây nhà - người ta gọi là nhà đá, đá dược đắp thành cổng và tường bao quanh nhà - gọi là cổng đá, đá được mang ra làm cột mốc phân cách giữa làng này làng kia, đá được đắp thành những bờ ngăn cách thửa ruộng, thửa đất - người ta gọi là điền đá… Khi đào mộ an táng người chết, thấy đá người ta lấy đá đó xây mộ. Dù ở nơi đâu, đào đất lên là thấy đá. Có thể nói, mọi văn hóa của hòn đảo này đều được gắn liền với hòn đá.
Đá xuất hiện ở mọi nơi trên đảo jeju.
Những người phụ nữ trên đảo Jeju.
Lặn biển là nghề chính của phụ nữ trên đảo.
Ai đi Jeju rồi cũng nói về phụ nữ của xứ sở này nhưng phụ nữ Jeju không đẹp, khác hẳn với những cô gái Seoul da phấn má hồng. Sở dĩ phụ nữ được coi là nét độc đáo của Jeju vì từ trước đến nay phụ nữ trên hòn đảo này luôn được xem là lao động chính, do ngày xưa đàn ông rất ít vì họ quanh năm đi biển, chỉ còn đàn bà con gái. Người phụ nữ trên đảo rất giỏi trong các công việc lặn biển mưu sinh và cũng nổi tiếng trong tề gia nội trợ, phục tùng chồng, yêu thương chăm sóc con. Ngày xưa đàn ông trên đảo có thế có nhiều vợ và không cần phải làm gì cả ngoại trừ việc làm chồng. Điều làm du khách thật sự ngạc nhiên và khâm phục là “ngón nghề” lặn biển của phụ nữ Jeju. Chỉ với bộ đồ da ôm sát người và vài dụng cụ lặn biển thô sơ, những người phụ nữ lặn sâu xuống biển và mang về nào là bào ngư, hải sâm, mực, ốc… để buôn bán và mưu sinh.
Ba thứ không có trên đảo: Ăn trộm, ăn mày và cửa lớn.
Ăn trộm và ăn mày.
Cánh đồng ở Jeju chủ yếu toàn đá nhưng nhờ có thời tiết ấm áp nên nông nghiệp phát triển rất thuận lợi. Thêm nữa, xung quanh bốn bề là biển với những sản vật đa dạng nên việc kiếm ăn rất dễ dàng. Chính vì thế mà không có ăn mày. Những người dân trên đảo nói rằng: “ngày xưa ở Jeju không có nơi để trốn”.
Cửa lớn.
Thời xa xưa, Jeju là một hòn đảo vắng người, dân cư thưa thớt. Chính vì thế, người dân ở đây sống rất hòa thuận với nhau. Cuộc sống không giàu có khiến họ chẳng có gì mà phải mất công trong việc xây nhà, xây cửa kiên cố để giữ của cải làm gì. Đó chính là lý do mà người đảo khi làm nhà không bao giờ xây cổng lớn.
Cổng nhà được làm bằng đá và không hè có khóa.
Cửa ngõ ở Jeju được gọi là “Jeong nang”. Hai bên cổng có 2 cái trụ, trên mỗi trụ được đục 3 lỗ. Nếu trụ làm bằng đá thì gọi là “Jeong nang seok” nếu làm bằng gỗ thì gọi là “Jeong nang mok”. Có 3 cái cây có thể gắn vào kéo ra khỏi trụ được. Số lượng cây được gắn vào trụ đóng vai trò cho khách biết chủ nhà đi như thế nào. Nếu xỏ một cây vào thì có nghĩa là chủ nhà vừa đi đâu đó và sẽ về liền, nếu gắn 2 cây thì nghĩa là chủ nhà đi đâu đó trong vùng lân cận và sẽ về trong ngày. Còn nếu gắn 3 cây thì nghĩa là chủ nhà đi xa.
Kể cả cổng vào các khu vực trang trại cũng được xây dựng theo cách đặc trưng của đảo Jeju.
Có thể bạn sẽ thấy có nhà đặt 4 thanh gỗ. Đây là tín hiệu thể hiện một gia đình chỉ có phụ nữ thôi. “Nhà toàn đàn bà con gái, đàn ông tránh qua lại kẻo mang tiếng cho phụ nữ chúng tôi”. Xưa, người đàn ông đi biển chẳng mấy trở về, có những gia đình chỉ vò võ người mẹ, người vợ ở nhà, họ vẫn sống cuộc sống lao động như đàn ông nhưng vẫn rất mực giữ gìn khí tiết, sợ dơ bẩn thanh danh. Hòn đảo tưởng như tách biệt với thế giới bên ngoài, nhưng nó vẫn là một thực thể thuộc Phương Đông - với những đặc trưng văn hóa Á Đông tiêu biểu.
Ngày nay đời sống thay đổi nhiều, đi trên đường phố thuộc hai khu trung tâm Jejusi va Seokwiposi, người ta đã có thể nhìn thấy những ngôi nhà kín cổng cao tuờng – thể hiện cuộc sống giàu có, một nét thay đổi theo quy luật đương nhiên của sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu về những miền quê, xa khu trung tâm, xa khu du lịch, lòng người sẽ rộn ràng niềm vui khi nhìn thấy những ngôi nhà thấp bé làm bằng gỗ hoặc bằng đá, được bao quanh là bức tường thấp được xếp đặt một cách khéo léo bằng những hòn đá đặc sản nơi đây.
0 Komentar